Hạ Vũ

Hạ vũ vũ nhân

Phù sinh nhược thuỷ

2 bình luận

Phù sinh nhược thuỷ


(浮 生若水)

即使身处逆流未畏惧
我两手一转势便浮浪午睡
任潮浪再巨 也冲毁跌碎
何妨学习轻舟懂得戏水
假 使所爱流离在对岸
我的心肯轻放便难被碰撞
为谁而震荡 没法守便放
离离合合悲悲喜喜似水 别强挡
善莫善于水 轻与重 也借势推送
柔弱莫弱于水 水转动 卸去了心痛
容大莫大于水 将压力 化清风
磨到 顽石也融 将恨意归空

不争先气 度才无处觅
永远不执于有敌才无固敌
动摇没法静要懂得用劲
浮沉顺逆转身不沾背影 像泡影
善莫善于水 轻与重 也借势推送
柔 弱莫弱于水 水转动 卸去了心痛
容大莫大于水 将压力 化清风
磨到 顽石也融 将恨意归空

Pin Yin: – by celes

jik si san chue dik lau mei wai gui
ngoh leung sau yat juen sai bin fau long ng sui
yam chiu long joi gui ya chung wai dit sui
hoh fong hok jaap hing chow dung dik hei sui

ga si so ngoi lau lei zoi dui ngon
ngoh dik sam hang hing fong bin nan bei pung zhong
wai sui yi zhan dong moot faat sau bin fong
lei lei hap hap bei bei hei hei chi sui bit keong dong

sin mok sin yue sui hing yue chong ya je sai tui song
yau yeuk mok yeuk yue sui sui juen dung se hui liu sam tong
yung dai mok dai yue sui jeung ngaat lik fa ching fung
moh dou waan sek ya yung jeung han yi guai hung

bat chang sin hei hing choi mou chue mik
wing yuen bat jap yue yau dik choi mou goo dik
dong yiu moot faat jing yiu dung dik yung ging
fau cham shun yik juen san bat jim booi ying jeung pau ying

sin mok sin yue sui hing yue chong ya je sai tui song
yau yeuk mok yeuk yue sui sui juen dung se hui liu sam tong
yung dai mok dai yue sui jeung ngaat lik fa ching fung
moh dou waan sek ya yung jeung han yi guai hung

==============================

Lời dịch

Phù Sinh Nhược Thủy

By ShuangFei

Dù phải ngược dòng, ta chưa hề sợ hãi
Đôi tay chuyển thế dù sóng dữ cũng ngủ vùi
Bất luận cơn sóng to thế nào vẫn đều vỡ vụn
Sao chẳng học thuyền nhẹ tênh đùa cùng nước

Nếu tình ta trôi xa về phía bờ kia
Con tim nhẹ thả dù khó không rung động
Vì ai mà rung động, không thể giữ, đành buông tay
Li li, hợp hợp, bi bi, hỷ hỷ như làn nước, không nên cưỡng cầu

Thiện mạc thiện vu thủy, khinh và trọng nhờ thế chuyển giao
Nhu nhược mạc nhược vu thủy, nước chuyển động mang theo nỗi đau theo nước
Dung đại mạc đại vu thủy, đem bao áp lực nặng nề hóa làn gió mát
Đứng trước xói mòn, tảng đá ngang bướng cũng phải tan như hận thù ta trả vào hư không

Chẳng cần tranh thiệt hơn, khí độ mới là thứ ta không tìm được
Vĩnh viễn không chấp kẻ địch ta mới không có kẻ thù truyền kiếp
Để dao động không phá đi tĩnh lặng, ta cần hiểu rõ cách dùng sức mạnh của mình
Chìm nổi, thuận nghịch, quay mình không chạm vào chiếc bóng tưởng bóng dần tan

Thiện mạc thiện vu thủy, khinh và trọng nhờ thế chuyển giao
Nhu nhược mạc nhược vu thủy, nước chuyển động mang theo nỗi đau theo nước
Dung đại mạc đại vu thủy, đem bao áp lực nặng nề hóa làn gió mát
Đứng trước xói mòn, tảng đá ngang bướng cũng phải tan như hận thù ta trả vào hư không

Bản này không phải do tớ dịch, chỉ là vô tình kiếm được mà thôi. Mà cứ nói trắng ra, mấy loại thi văn nhạc Tàu tớ lôi về đây đều không phải do tớ dịch. Chữ Hán duy nhất tớ biết đc là chữ nhân nhá, còn làm ăn cái khỉ gió gì nữa.

Tớ biết vì một số vấn đề gần đây, nhiều người không thích Trung Quốc, đã có trên hai người bạn khá thân thiết bảo tớ rằng dù học gì cũng tuyệt đối không học tiếng Hoa. Tớ thì thuộc loại khác, vô tâm hơi lơ đãng. Tớ cũng không ghét cái gì hoàn toàn cả. Vả lại nếu ghét chữ Hán như thế thì khác gì ghét một nửa nền văn hoá Việt Nam. Chúng ta hãy chấp nhận một sự thực rằng từ thời Triệu Đà cho đến tận kết thúc chế độ phong kiến, tiếng được dùng trong các văn kiện lịch sử đều là chữ Hán. Duy có thời Tây Sơn, Nguyễn Huệ là người duy nhất chủ trì việc thực hiện dùng chữ Nôm trong các văn kiện.

Một nửa văn hoá Lạc Việt là bắt nguồn từ nền văn hoá Hoa Hạ. Trong các cuốn sách lịch sử đi kèm với niên biểu của các vua nước Việt, bao giờ cũng phải ghi thêm theo niên biểu của các vị vua Trung Hoa. Đấy là một điều đau lòng theo nhiều cách đau lòng.

Nhưng đau lòng không có nghĩa là ghét bỏ. Tớ đọc quyển “Sùng nghị viện”, trong đấy có một đoạn khá thích mặc dù không nhớ rõ ràng. Duy có một câu thì mang máng là như thế này.

Người Hán là thầy còn người Việt là học trò. Có điều trò thì lại giỏi hơn thầy.

Tớ nghĩ rằng chúng ta không thể ghét bỏ. Vì một phần huyết thống, một phần văn hoá. Chúng ta cần học hỏi hơn là ghét bỏ, để bảo vệ chính chúng ta.

Chỉ một bài hát, tại sao phải nói nhiều đến thế ư? Tớ là tớ cũng không biết tại sao nữa, có lẽ là do tâm không tịnh khó tránh khỏi suy nghĩ vẩn vơ.

*Lôi bài viết này từ một nơi sâu thẳm ở ACC đến đây*

2 thoughts on “Phù sinh nhược thuỷ

  1. Hờ, theo mình biết là Hồ Quý Ly mới là người đề xướng dùng chữ Nôm đầu tiên. Thi cử dưới thời Hồ dùng chữ Nôm. Cha con Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi là “tốt nghiệp” trong thời Hồ. Điều này có thể thấy rõ trong văn thơ Nguyễn Trãi, lượng sáng tác chữ Nôm phải nói là rất nhiều so với đương thời. Cũng như vậy với các sĩ tử thời Hồ, thơ văn chữ Nôm có sự đột biến nhiều hơn hẳn trong thời đầu Lê này.

    Nguyễn Huệ dùng chữ Nôm chẳng qua là vì đang tự xưng mình là con cháu Hồ Quý Ly. Thật ra việc sử dụng chữ Nôm thời Tây Sơn không có bao nhiêu thực chất, vì ở miền Bắc vẫn dùng chữ Hán phổ biến. Thi cử vẫn là chữ Hán. Sách thì dịch chưa xong, mà cũng không biết Tứ thư Ngũ kinh thì dịch để làm gì ‘__’.

    Phải nói là 1 nửa văn hóa Hoa Hạ là văn hóa Hoa Nam, trong đó có Lạc Việt. Ví dụ: Kinh Dịch và Kinh Thi. Cho nên chia sẻ với bạn cảm giác rằng “chống văn hóa TQ toàn diện” là chuyện phi lý.

  2. Không ngờ cái nơi này lại thường xuyên có khách ghé thăm.

    Cám ơn bạn vì đã góp ý nhé. Kiến thức của tớ quả thật là thiếu sót rất nhiều, về triều nhà Hồ tớ chỉ biết đúng mối tình của Hồ Quý Ly với công chúa Nhất Chi Mai à ‘x’.

    Còn về việc Nguyễn Huệ tự xưng con cháu Hồ Quý Ly cũng đã nghe qua :D, nhưng cũng chưa đọc sâu về vấn đề văn hóa xã hội thời này.

    Đầu óc ngu, mong cậu thông cảm, phải đi kiếm sách đọc thêm.

    Nếu được cậu chấp thuận, tớ mong sẽ sửa bài viết bên trên theo phương hướng đúng hơn dựa vào chỉ dẫn trên comment của cậu, nếu đồng ý thì để lại lời nhắn cho tớ nhé (có sửa tớ cũng sẽ ghi rõ). Hoặc tớ xin được phép ghi một bài đính chính lại ;x;

    “Cho nên chia sẻ với bạn cảm giác rằng “chống văn hóa TQ toàn diện” là chuyện phi lý.” => Rất cám ơn câu này của bạn, quả thật là vô cùng tâm đắc :”>

Bình luận về bài viết này